Cây chôm chôm sinh trưởng và phát triển khá tốt, nó cũng khá dễ trồng nên được nhiều người ưa chuộng trồng làm cây kinh tế. Tuy nhiên thì khi trồng cây cũng sẽ phát sinh ra một số bệnh khác nhau mà chúng ta cần phải lưu ý. Nếu như để quá sẽ ảnh hưởng đến chất lượng quả thậm chí nặng còn dẫn đến chết cây nữa. Vậy những loại sâu bệnh gây hại đó là gì? Và cách phòng chống chúng như thế nào tốt nhất? Hãy cùng tôi tìm hiểu ở nội dung bài viết dưới đây nhé.

Những bệnh tác động lên cây chôm chôm và phòng trừ chúng tốt nhất

Bệnh Phấn trắng

Đây là loại bệnh xuất hiện khá phổ biến trên nhiều loại cây trồng chứ không phải chỉ trên cây chôm chôm đâu nhé. Bệnh này xuất hiện ở hầu hết các bộ phận của cây. Cụ thể:

  • Trên lá: Khi lá cây bị vi khuẩn xâm nhập gây nên bệnh phấn trắng thì nó sẽ có biểu hiện là lá bị bao phủ cả 1 lớp nấm màu trắng xám, nấm phát triển sẽ xuất hiện trên cả 2 mặt lá nó sẽ làm cho lá cây bị xoăn và dần chết khô héo. Thường thì loại nấm này sẽ xuất hiện nhiều nhất trên những chiếc lá non.

  • Trên hoa: Khi hoa ra sẽ bị bao phủ 1 lớp nấm màu trắng xám nó sẽ khiến cho hoa dần vị vàng rồi khô héo và rụng xuống. điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng.
  • Trên quả non cũng rất hay bị nhiễm bệnh phấn trắng làm cho quả đang từ màu xanh non chuyển dần thành xám và đen rồi rụng xuống dưới. Không những giai đoạn quả nhỏ mà khi quả đã lớn nó cũng sẽ bị tấn công và rụng xuống, nếu bị nhẹ thì phần cùi sẽ mỏng ăn khô không có vị ngọt như trước.
  • Ký chủ: không những gây ảnh hưởng lên toàn bộ các bộ phận của cây mà loại bệnh này còn sống ký chủ và dễ bị lây nhiễm từ những cây họ khác trong khu vực đất trồng.

Thường thì trong điều kiện độ ẩm cao cùng với nhiệt độ từ 20-25 độ C là thích hợp nhất để loại nấm gây bệnh này phát triển và nó phát tán chủ yếu nhờ vào gió và sinh sôi trong điều kiện có sương.

Chính vì thế mà để phòng trừ bệnh này cần phải có phương pháp hợp lý đầu tiên là nên cắt bỏ toàn bộ những cành già hay cành lá, hoa đã mang mầm bệnh tiêu hủy hoàn toàn vừa tiêu diệt được mầm bệnh lại khiến cho không gian vườn được thông thoáng hơn. Ngoài ra ta cũng sử dụng loại thuốc bảo vệ thực vật nữa để phun sớm từ khi cây bắt đầu ra hoa sẽ giúp bảo vệ và tăng tỉ lệ đậu quả bạn sẽ có 1 vụ bội thu.

Bệnh cháy lá

Biểu hiện nổi bật của bệnh cháy lá này chính là phần đầu chóp của lá chôm chôm sẽ bị khô chuyển dần sang màu nâu đỏ những vân nổi rõ lên trên và phần mặt dưới của lá chuyển dần sang màu đen. Thường bệnh xuất hiện nhiều nhất là trong mùa nắng và khi bệnh nặng ở mức không thể sinh trưởng được nữa thì nó sẽ khiến cho cây phát triển kém đi nếu nặng còn dẫn đến chết cây nữa.

Biện pháp phòng trừ bệnh này chính là phải thường xuyên cân đối lượng phân bón cho cây đồng thời cũng nên chú trọng đến lượng nước theo thời tiết. Nếu là ngày nắng nóng cần phải tưới nhiều nước hơn, bón phân định kỳ để cây lúc nào cũng có đủ dinh dưỡng. Ngoài ra thì cũng nên phòng chống bệnh bằng cách diệt khuẩn bón vôi gốc cây ngay từ đầu. nếu như thấy hiện tượng lá bị héo cần phải ngắt bỏ và tiêu hủy ngay. Vừa tiêu diệt được mầm bệnh lại khiến cho cây thông thoáng hơn nhiều.