Cây tha la – cách trồng và chăm sóc cây tha la

Cây tha la – nghe tên cây có lẽ khá lạ lẫm với nhiều người. Bởi cây gắn liền với hình ảnh của Đức Phật Thích Ca. Cây được trồng chủ yếu ở chùa, đình, miếu,..Loài cây có hoa không đặc sắc như hoa hồng, không trìu mến như hoa mai, hoa tha la khoác trên mình một vẻ đẹp riêng tư trìu mến.

Cây tha la sai hoa, hoa dài

Nguồn gốc xuất xứ của cây tha la

Tên thường gọi: cây tha la

Tên gọi khác: cây Đầu lân, cây Sala

Tên khoa học là Couroupita guianensis

Thuộc họ thực vật lecythidaceae, giống với cây lộc vừng

Bắt nguồn từ vùng đất Châu Mỹ nhiệt đới, du nhập về Việt Nam từ nhiều năm trở lại đây.

Đặc điểm của cây tha la

Thân cây thuộc dạng thân gỗ, với chiều cao trung bình từ 8 đến 15m. Với những cây hấp thụ được các chất dinh dưỡng chiều cao có thể đạt 30m nữa nhé. Cây có vỏ màu xám, cây chia nhiều cành nhánh, cành không mọc thẳng mà cong cong.

Lá cây chủ yếu mọc ở đầu cành, lá có màu xanh bóng. Lá dạng trái xoan ngược, phần đầu lá hình tù phần cuống lá lại nhọn. Lá có phiến lá nhỏ không lớn, lá mọc dày. Cây có nhiều cánh nhánh, lá cây màu xanh nên nhìn cây luôn rậm rạp.

Cây được lựa chọn trồng làm cây bóng mát

Hoa mọc ngay trên thân hoặc tại những cành đã già. Các cụm hoa khá dài, có cành rủ xuống chừng 1,5m. Hoa có kích thước lớn, có màu từ cam đến đỏ đậm. Tràng hoa tụ hợp lại ở gốc hình ống với chiều cao 1,5cm. Thùy hoa khá dày và rộng cong úp vào nhau để lộ ra phần giữa nhiều nhị hoa đực.

Hương hoa tha la có mùi thơm dịu nhẹ, nở xòe đẹp mắt. Nó không những bị thu hút bởi hình dáng hoa mà còn lôi cuốn bởi mùi thơm quyến rũ của hoa nữa. Mỗi mùa hoa tha la kéo dài đến 1 tháng.

Quả của hoa tha la xuất hiện khi hoa tàn. Quả hình cầu, vỏ quả màu nâu nhám, bên trong có chứa 200 đến 300 hạt. Quả có tính kháng sinh mạnh, kháng khuẩn tốt và đặc biệt còn có tác dụng giảm đau hiệu quả.

Tác dụng của cây tha la

Theo truyền thuyết Đức Phật sinh ra dưới gốc cây tha la, nên cây tha la được coi là chốn linh thiêng cho mọi người.

Đứng dưới gốc cây tha la ngắm nhìn những bông hoa dài đung đưa trong gió. Cùng với mùi hương thơm dịu nhẹ của cây khiến lòng người say đắm.

Những tác dụng thần kỳ từ cây tha la

Ngày nay cây tha la không chỉ được trồng nhiều trong đình, chùa, miếu,…Mà còn được trồng ở sân vườn, vỉa hè, công viên…Có tác dụng trang trí, làm đẹp cảnh quan môi trường trong lành hơn. Hương hoa thơm dịu nhẹ càng làm cho tinh thần thư thái, thoải mái hơn.

Quả tha la có tính kháng khuẩn, kháng sinh hiệu quả có thể chống viêm nhiễm, giảm đau nhanh chóng.

Vỏ cây có tác dụng điều trị bệnh cảm lạnh, chữa bệnh đau dạ dày.

Lá cây tha la chứa dịch có thể chữa bệnh ngoài da, khử trùng vết thương. Lá non có thể chữa bệnh đau răng, viêm lợi rất tốt.

Vỏ, thân, lá đun lên lấy nước tắm trị bệnh sốt rét nữa nhé.

Cách trồng và chăm sóc cây tha la

Cây tha la là loại cây dễ trồng, sống lâu năm. Có khả năng thích nghi với nhiều loại điều kiện khí hậu khác nhau.

Ánh sáng: cây ưa sáng sáng mạnh nên trồng cây nơi thoáng đãng, khí hậu nhiệt đới. Không nên trồng cây trong bóng râm cây kém phát triển hơn

Đất trồng: cây trồng nhiều loại đất khác nhau như đất phèn, đất phù sa, đất pha cát,..Nhưng loại đất thích hợp nhất để cây tha la sinh trưởng và phát triển là đất tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt. Không để cây chịu ngập úng lâu ngày ảnh hưởng tới sự phát triển của cây.

Xem thêm các giống cây ăn quả khác chi tiết tại http://giongcayanqua.edu.vn/