Cây vạn niên tùng được rất nhiều người yêu thích không chỉ hình dáng cây đẹp mà cây còn đem đến giá trị kinh tế cao cho người trồng nữa. Không chỉ giúp không gian sống thêm xanh mà giúp bầu không khí trong lành, cuộc sống tươi mới hơn. Cây có thể trồng ngoài trời hoặc trồng làm cây cảnh bonsai đều được. Thường được sử dụng trong các thiết kế sân vườn lớn như thiết kế sân vườn biệt thự đẹp.

Xem thêm: Thiết kế sân vườn đẹp, nhứng mẫu thiết kế sân vườn đẹp có sử dụng cây tùng vạn niên, chi tiết tại : Thiết kế sân vườn đẹp

Đặc điểm nổi bật của cây vạn niên tùng

  • Đây được coi là loại cây đứng đầu bảng trong bộ tứ quý Tùng – Cúc – Trúc – Mai. Thời xưa các gia đình giàu có mới được trồng cây này.
  • Tên gọi khác là: cây la hán tùng, cây tùng la hán.
  • Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc được du nhập đến Châu Á từ khá lâu rồi.
  • Có 2 loại cây tùng phổ biến ở nước ta là Tùng La Hán và tùng đài loan.
  • Thân cây dạng gỗ sống được lâu năm nên có tuổi đời khá cao. Có cây lên đến 100 năm tuổi, cây được phân bố cả 2 miền Nam và Bắc nước ta.
  • Lá dạng hình kim thuôn dài, lá mọc thưa đối xứng hoặc xen kẽ khá đẹp mắt. Lá cây xanh quanh năm, khi lá còn non có màu xanh nhạt khi già lá chuyển thành màu xanh đậm hơn.
  • Thân cây chắc khỏe theo thời gian, tán lá khá dày và khỏe mạnh tạo nên sự huyền bí cổ thụ của loài cây này. Chính điểm đó cây được lựa chọn làm cây cảnh bonsai khá đẹp mắt.
cay-van-tung-nien

Hình ảnh cây vạn tùng niên

Ý nghĩa của cây vạn niên tùng theo phong thủy

  • Cây mang ý nghĩa cầu chúc cho sức khỏe trường thọ như chính sức sống mãnh liệt của cây. thường được trồng trong các sân vườn lớn, được ưu tiên ở các bản thiết kế sân vườn
  • Cây được trồng nhiều ở cây cảnh sân vườn, hoặc làm quà tặng cũng ý nghĩa nữa.
  • Cây khỏe mạnh, thích nghi được với nhiều điều kiện đất khác nhau nên việc chăm sóc cây không mấy vất vả.
  • Tốc độ sinh trưởng của cây khá nhanh và mạnh

Cách trồng và chăm sóc cây vạn niên tùng

  • Nhân giống: cây chủ yếu nhân giống bằng phương pháp giâm cành hoặc chiết cành.
  • Cây có thể trồng như cây cảnh hoặc thành cây bonsai, cây công trình.
  • Chọn giống: khi cành giâm được chừng 70cm có thể tách ra để trồng bình thường. Cây giống cần khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, đầy đủ các bộ phận.
  • Tưới nước: cây cần nước ở chế độ trung bình. Mỗi tuần chỉ cần tưới 2 lần nước cho cây là đủ.
  • Ánh sáng: cây ưa sáng trung bình không thích hợp với ánh sáng gay gắt. Những nơi thiếu ánh sáng mỗi ngày cho cây ra ngoài ít nhất 1h để cây quang hợp tốt nhất.
  • Đất trồng: lựa chọn loại đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và khả năng thoát nước tốt. Cần bón thêm phân bón để cây có đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho cây khi cần thiết.
  • Cây vạn niên tùng thường cho lá non mọc trước sau đó mới mọc rễ nên khi thấy lá cây còn non không nên di chuyển cây đi đâu cả. Tránh để cây ảnh hưởng đến bộ rễ non đang phát triển.
  • Bón phân: định kỳ 3 tháng nên bón cho cây 1 lượng phân bón tùy thuộc vào độ tuổi của cây và màu sắc của lá cây. Khi cây già lá vàng úa cần bón bổ sung phân cho cây để cây phục hồi lại.
  • Sâu bệnh: cây khá khỏe mạnh nên sâu bệnh hại cây cũng ít. Chỉ khi lá cây vàng úa là do bị thiếu nước hoặc thiếu chất dinh dưỡng nên bón bổ sung nước và phân lân cho cây kịp thời.
  • Cắt tỉa: định kỳ 3 tháng cắt tỉa cho cây theo hình thức mong muốn, cây khi còn non dễ uốn hình thù theo ý thích. Khi cây trưởng thành khó uốn lượn hơn nên muốn tạo thế cây cần uốn khi cây còn non nhé.

Xem thêm cách sawpx xếp cây vạn niên tùng trong các bản thiết kế sân vườn như thế nào cho đẹp, đặc biệt là tiểu cảnh sân vườn kiểu nhật bản, chi tiết về cách tiểu cảnh sân vườn nhật bản tại https://thietkesanvuonviet.com/tieu-canh-san-vuon-nhat-ban-nhung-dieu-can-biet-ve-tieu-canh-san-vuon-nhat-ban/