Hiện nay, ở các công viên, trường học, vỉa hè cây bàng được trồng khá phổ biến. Khi bàng trưởng thành sẽ tạo thành một chiếc ô lớn che bóng mát làm dịu đi cái nắng hè oi ả. Không chỉ làm mát công viên hay đường phố, chúng còn gắn liền với tuổi học trò bởi ở Việt Nam, cây bàng và cây phượng là 2 loại cây thường được trồng ở sân trường. Khi quả bàng chín có thể đập quả ăn phần hạt bên trong có vị ngậy, bùi rất ngon.

Xem thêm: cây bàng Singapore

Đặc điểm của cây bàng

Bàng là cây thân gỗ, sống lâu năm. Nếu cây được chăm sóc tốt thì có chiều cao lên tới 25m. Cây có nhiều cành nhánh, mọc tỏa đều ra xung quanh nên nhìn từ xa như một cái ô khổng lồ vậy. Khi còn non cây bàng có vỏ màu xanh, lớn dần sẽ chuyển sang màu nâu với vỏ nhẵn.

Lá cây bàng khá to với hình dạng thuôn tròn giống quả trứng. Mặt trên của lá thì nhẵn, bên dưới mặt lá được bao phủ một lớp lông tơ màu vàng. Trung bình mỗi một chiếc lá trưởng thành của cây bàng thường có chiều dài khoảng 20-30cm, rộng khoảng 10-13. Lá bàng có màu xanh và mọc rất dày. Cứ vào cuối mùa thu là lúc cây bàng rụng lá, chỉ còn lại cành và thân cây. Sang tới mùa xuân thì cây bắt đầu cho lộc mới.

Hoa bàng có màu trắng và mọc thành chùm dài với nhiều bông li ti tạo thành, mỗi chùm có chiều dài khoảng 15-20cm. Trên bề mặt cánh hoa bàng đều đưuọc phủ một lớp lông tơ mềm mịn.

Cây bàng cũng có quả, hơn nữa, hạt bên trong còn ăn siêu ngon nữa. Qủa bàng có hình bầu dục, khi còn non sẽ có màu xanh, khi chín rồi chuyển dần sang màu vàng. Cây cho quả vào tháng 8 đến tháng 10 hàng năm.

Xem thêm: Cây táo tím , cây bưởi quế dương

Cách trồng và chăm sóc cây bàng

Thời vụ trồng: có thể trồng cây bàng quanh năm nhưng để cây sinh trưởng và phát triển một cách tốt nhất thì nên trồng cây vào đầu mùa xuân hay đầu mùa mưa. Nếu bạn chọn mùa hè để trồng cây thì chú ý nên trồng cây vào lúc sáng sớm hay chiều tối. Sau khi trồng xong cần che chắn và tưới đủ nước cho cây.

cay_bang-4

Ánh sáng: Cây bàng bản địa là cây bàng ưa nhiều ánh nắng mặt trời, chính vì thế nên chọn nơi trồng thoáng, đón được nhiều ánh sáng.

Nhiệt độ: Từ trong Nam ra ngoài Bắc, cây bàng có mặt khắp các vùng nên có thể dễ nhận thấy cây bàng chịu được nhiệt rất tốt kể cả nóng hay lạnh.

Đất trồng: Cây bàng có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau từ đất phù sa, đất thịt cho tới đất khô cằn, nghèo chất dinh dưỡng. Để cây phát triển trong môi trường đất tốt nhất thì nên trồng cây ở đất thịt pha nhẹ, giàu chất dinh dưỡng, tơi xốp và thoát nước tốt, độ pH khoảng 5.5-6.

Hố trồng: Sau khi đã có đất trồng thì tiến hành đào hố với hố có kích thước 50x50x50cm. Nếu đất là đất đồi thì nên đào sâu thêm khoảng 10cm nữa. Việc đào hố và chuẩn bị phân bón lót cần được thực hiện trước 20 ngày trồng cây. Phân bón lót cho cây gồm có đất trộn đều với phân chuồng hoai mục, phân lân và vôi.

Giống cây trồng: Hiện nay, cây bàng được nhân giống bằng phương pháp gieo hạt. Để tiết kiệm thời gian và công chăm sóc thì chúng ta có thể mua sẵn cây giống ở các cửa hàng giống cây trồng gần nhà.

Tưới nước: Cây bàng không cần quá nhiều nhưng không chịu được khô hạn quá lâu. Định kỳ mỗi tuần tưới 1 lần nước cho cây.

Cắt tỉa: Khi cây đã lớn ổn định cần cắt bỏ ngọn chồi để kích thích cây cho nhiều cành mới tạo cho cây có bộ tán rộng. Vào mùa mưa bão cần cắt giảm những cành nhánh để cây có thể chống chọi với gió bão.

Cây bàng là cây trồng cảnh quan công trình, nhưng đặc biệt nên hạn chế trồng cây bàng ngay trước nhà, theo phong thủy phương đông cây bàng trồng trước nhà sẽ làm tan vượng khí của ngôi nhà, để biết thêm về cây trồng trước nhà tốt nhất xem thêm tại cây trồng trước nhà đẹp nhất