Hình dáng cuả cây tùng tháp khá giống với cây thông noel, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều cây tùng tháp được trang trí tại các công viên, công ty bởi nó có gí trị thẩm mỹ cao và vô cùng dễ trồng và chăm sóc. Chúng ta cùng tìm hiểu nhiều hơn về cây tháp tùng nhé.
Ý nghĩa của cây tùng tháp
Cây tháp tùng được trồng rất nhiều nơi
Xem thêm: Các loại cây công trình khác như muồng hoáng yến, osaka đỏ, phong lá đỏ. Đặc biệt cây muồng hoàng yến với vể đẹp độc đáo, hoa liên tục một màu vang vào mùa hè, đặc biệt muồng hoàng yến có sức sống tốt phù hợp với khí hậu Việt Nam.
Dựa vào hình dáng của cây mà chúng ta có thể đoán được ý nghĩa của nó, nhìn xa cây như chiếc bút lông đâm thẳng lên bầu trời xanh, thể hiện sự kiên cường, hiên ngang và anh dũng sẽ đạt được thành công không ngại gian khó.
Đặc điểm của cây tùng tháp
Ngoài tên thường được nhiều người gọi là tháp tùng nó còn có nhiều tên khác như: cây tùng kim, cây tùng cối,long bách, ngọc tùng… Tên khoa học cảu nó là Sabina chinensis và có nguồn gốc từ Nga và các nước Châu Á.
Cây tùng tháp thuộc họ lá kim,chiều cao từ 2-25 m, đường kính tan không to như cây thông chỉ khoảng 0,5-1m. Cành cây khá nó, mọc hơi cong và khum tròn quanh thân cây. Thân cây có màu đỏ nhạt và xù xì, lá của cây có màu xanh mốc, nhỏ hình kim dài nhiều khi cũng có cây lá có màu xanh thẫm, lá còn non có màu xanh mốc. Lá được mọc dày, che phủ hết thân cây nên nhìn khá bắt mắt, lá cây sống kiên cường rất ít khi bị khô héo chết.
Kỹ thuật trồng cây tháp tùng
Cây tháp tùng là loại cây có thể sống được mọi thời tiết, dù thời tiết khắc nghiệt nó vẫn có thể sống được, cây ưa ánh sáng và cần được trồng tại nơi có nhiều nắng.
Cây sống trong môi trường đất ẩm sẽ lớn rất nhanh, đất đầy đủ dinh dưỡng và nhiều sáng. Tuy nhiên cây tháp tùng cũng có thể sống được trên đất càn cỗi , ít chất, đất có nhiều axit, kiềm. Thời tiết hạn hán kéo dài cây cũng có thể phát triển bình thường, chính vì vậy mà cây không thể chịu được ngập úng, những nơi có nhiều nước. Khi cây còn non vẫn cần chúng ta tưới nước dầy đủ, trung bình mỗi ngày tưới cây từ 1-2 lần để giữ cho đất ẩm.
Thường cây tháp tùng được nhân giống bằng cách gieo hạt hoặc giâm rễ, chiết cành, giâm cành. Cần lưu ý bước này vì cây rất dễ bị hỏng. Nên để cây ở chỗ râm từ 30-45 ngày khi cây được 15-20 cm cây tự phát triển được thì đưa ra nắn, khi đạt được chiều cao khoảng 80cm là có thể trồng xuống đất được
Ứng dụng của tùng tháp
Cây có hình dáng đẹp, không cần chăm sóc nhiều mà vẫn đẹp quanh năm, lá không bị héo rụng nên được các nước trên thế giới rất ưa chuộng. Với vẻ đẹp nghiêm trang của nó mà tháp tùng được trồng rất nhiều tại các biệt thự, lâu đài, khu vui chơi, công viên, các công ty, trên các đường phố tháp tùng được trồng để phân làn xe.
Chính vì khỏe khoắn nên cây tháp tùng còn được dùng để lọc khí thải độc tại một số công ty, xí nghiệp, giúp cho không khí luôn trong sạch. Nó còn có thể làm giảm tiếng ồn khá tốt.
Trả lời