Cách trồng cây bưởi da xanh
Nhắc đến bưởi da xanh thì chắc hẳn không còn ai lạ lẫm khi nghe tên giống bưởi này. Bưởi da xanh có nguồn gốc từ tỉnh Bến Tre. Giống bưởi này nổi tiếng so với giống bưởi diễn, cả 2 loại đều rất có giá trị kinh tế cao, với vẻ ngoài đẹp mắt, không giống những giống cây bưởi khác, bưởi da xanh khi chín có màu xanh bóng, múi bên trong có màu hồng nhạt. Bưởi da xanh không chỉ có vị thanh ngọt mà chúng còn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao.
Có rất nhiều gia đình đã làm giàu bằng cách trồng giống cây bưởi da xanh bởi chúng cho năng suất cao. Để bà con có một mùa bưởi da xanh bội thu, bài viết này sẽ hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây bưởi da xanh.
Lựa chọn cây giống
Cây giống bưởi da xanh được nhân giống bằng 2 phương pháp, đó là chiết và ghép cành. Với cây giống ghép cành thì cây nhanh cho quả nhưng rễ cây lại yếu, cây sống không được lâu. Với cây giống chiết cành thì chúng có bộ rễ khỏe, tuổi thọ cao. Khi nhân giống cây, chúng ta cần chọn những cây to, khỏe, sai qủa và ít sâu bệnh.
Thời vụ trồng cây: Cây bưởi da xanh thích hợp trồng vào đầu mùa mưa, tức là khoảng tháng 4-5 Âm lịch.
Đất trồng cây: Cây thích hợp trồng ở loại đất thịt pha có độ pH vào khoảng 6.
Hố trồng cây: Nên đào hố có kích thước khoảng 50x50x50cm, mỗi hố cách nhau 5m. Trước khi trồng cây 1 tháng nên bón lót cho cây bằng cách trộn đều đất với phân chuồng hoai mục để lấp vào hố. Chúng ta có thể vãi vôi bột vào hố trồng để khử mầm bệnh.
Cách trồng cây: Sau khi đã chuẩn bị cây trồng thì đào một hố nhỏ vừa bằng bầu đất. Đặt cây giống vào hố rồi lấp đất. Dùng cọc tre để cố định thân cây tránh gió to làm đổ cây trồng. Cuối cùng, tưới nước luôn cho cây để cây nhanh bén rẽ.
Cách chăm sóc cây bưởi da xanh
Tưới nước: Thời gian mới trồng cây giống cần tưới nước thường xuyên để đảm bảo đủ độ ẩm cho cây. Sau đó, lượng nước tưới có thể giảm dần. Nhưng vào mùa khô cần phải tưới nước thường xuyên, mùa mưa phải xử lý thoát nước cho cây tránh trường hợp cây chết vì ngập úng.
Cắt tỉa cành, tạo tán cây: Khi cây trồng được khoảng 1 năm thì tiến hành tỉa cành, tạo tán cho cây. Tiến hành cắt các cành đầu tiên để cây ra các cành mới. Tiếp tục cắt các cành mới mọc để tạo các cành mới khác. Nên cắt tỉa đều các cành để tán cây tỏa ra đều 4 phía. Trong quá trình cắt tỉa, gặp các cành yếu, sâu bệnh thì nên cắt bỏ ngay.
Bón phân cho cây
Năm đầu tiên: Mỗi 1 tháng cần bón thúc cho cây bằng cách pha loãng phân ure với nước.
Năm 2: chia làm 4 đợt bón phân cho cây. Mỗi gốc cần bón khoảng 30kg phân chuồng hoai mục + 300g supe lân + 300g ure và 300g kali.
Từ năm thứ 3 trở đi: Đây là giai đoạn cây ra hoa kết quả nên cần cung cấp nhiều dinh dưỡng hơn. Mỗi gốc cây nên bón 50kg phân chuồng hoai mục + 500g lân + 500g kali + 500g ure.
Phòng trừ sâu bệnh
Các loại sâu bệnh thường gặp ở cây bưởi da xanh đó là: sâu vẽ bùa, nhện đỏ, sâu đục thân, sâu hại hoa, bệnh thâm quả,…Nên thường xuyên ra thăm vườn để xử lý nhanh chóng bệnh sâu hại để tránh lây lan ra những cây khác.
Thu hoạch bưởi da xanh
Khi quả bưởi da xanh to bằng quả trứng thì dùng túi nilon để bao quanh. Túi nilon phải có đường kính 20-40cm và thủng 2 đầu để quả được thông thoáng. Khi bưởi đã đến độ chín thì dùng kéo cắt nhẹ nhàng rồi đặt vào giỏ. Bảo quản trái ở nơi thoáng mát.
Xem thêm: Cây bưởi năm roi một trong những giống bưởi ngon của người việt, bưởi năm roi dễ trồng dễ chăm sóc, cây cho năng suất cao… Chi tiết xem thêm về bưởi năm roi xem tại http://giongcayanqua.edu.vn/cay-giong-buoi-nam-roi-cach-trong-cham-soc-buoi-nam-roi.html
Trả lời